MU-MIMO là gì? Tại sao bộ định tuyến WiFi tiếp theo của bạn nên có MU-MIMO?
Điều này có lẽ không quá quan trọng nếu bạn thường dùng Ethernet thay vì WiFi, nhưng hãy nghĩ xa hơn chiếc PC thông thường. Điện thoại thông minh, máy tính bảng, Kindle, camera, thiết bị giám sát trẻ em và nhiều thiết bị khác chỉ hỗ trợ Wi-Fi. Với nhiều thiết bị kết nối Wi-Fi như vậy, MU-MIMO lại càng quan trọng.
MU-MIMO là viết tắt của Multi-User, Muliple Input, Multiple Output. Nếu bạn chưa hiểu rõ thì cũng đừng lo lắng, công nghệ này đơn giản hơn vẻ ngoài rất nhiều và lợi ích mà nó mang lại cũng rất đáng để biết.
Wi-Fi thời trước khi có MU-MIMO
Để hiểu được lợi ích của MU-MIMO, trước hết cần hiểu router truyền thống vận hành ra sao. Nếu bạn đã biết rồi thì có thể bỏ qua và đọc sang phần sau.
Trước MU-MIMO, router không dây chủ yếu sử dụng công nghệ SU-MIMO, ra mắt lần đầu là chuẩn Wi-Fi 802.11n vào năm 2007 và là viết tắt của Single-User, Multiple Input, Multiple Output. SU-MIMO cho phép router đồng thời gửi và nhận dữ liệu đến và từ một thiết bị (Multiple Input/Output). Trước SU-MIMO, router chỉ có thể gửi hoặc nhận vào một thời điểm.
SU-MIMO đã gia tăng đáng kể tốc độ truyền dữ liệu không dây, nhưng vẫn có một điểm trừ lớn, nó chỉ có thể gửi/nhận dữ liệu với một thiết bị vào một thời điểm (Single-User). Nếu router của bạn đã cũ hoặc có giá rẻ thì nhiều khả năng nó chỉ có thể hoạt động trên một thiết bị vào một thời điểm.
Sự khác biệt giữa SU-MIMO và MU-MIMO
Điều này nghe có vẻ không đúng. Hiện tại, có thể bạn đang dùng máy tính, laptop, TV thông minh và vài điện thoại, máy tính bảng, trong khi chúng đều dùng Wi-Fi một lúc. Vậy "một thiết bị vào một thời điểm" là sao?
Hãy nghĩ router công nghệ SU-MIMO như một người chia bài. Có 4 người chơi trên bàn nhưng người phát bài chỉ có thể phát cho 1 người 1 lúc. Tưởng tượng mỗi quân bài là một gói dữ liệu, có nghĩa là router dùng công nghệ SU-MIMO sẽ phải lần lượt kết nối với từng thiết bị và nhanh chóng chuyển sang thiết bị khác khiến ta tưởng như chúng kết nối đồng thời. Sẽ có một nút thắt cổ chai rất lớn do mới chỉ là chuẩn Wi-Fi 802.11ac.
Chuẩn Wi-Fi 802.11ac (Wave 1 và Wave 2)
Còn một vài điều bạn cần biết để hiểu hơn về MU-MIMO, đó là chuẩn Wi-Fi 802.11ac. Nếu đã biết về router AC thì hãy chuyển sang đọc phần sau.
Chuẩn Wi-Fi 802.11ac ra đời vào năm 2013, 6 năm sau 802.11n. Các thông số kỹ thuật mới mang đến một vài cải thiện, tăng tốc độ Wi-Fi tối đa nhưng không phải có thể nhận ra tất cả thay đổi ngay lập tức. Nhà sản xuất đã mang lại những khía cạnh khác nhau của 802.11ac theo hai giai đoạn: Wave 1 và Wave 2.
Các chuẩn WiFi - 802.11b, 802.11a, 802.11g, 802.11n và 802.11ac
Wave 1 bắt đầu vào năm 2013 chỉ mang đến các đặc điểm của 802.11ac được cho là ít rủi ro. Ví dụ như mở rộng tần số từ 40MHz lên 80 MHz và hỗ trợ điều chế 256 QAM đều khá đơn giản, nhà sản xuất có thể cho ra router mẫu mới với các đặc điểm này và dán nhãn AC lên đó mà thậm chí còn không đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn.
Wave 2 bắt đầu năm 2015 và mang đến những đặc điểm khó thực thi hơn của 802.11ac, quan trọng nhất là MU-MIMO. Nếu router AC của bạn có trước năm 2015 thì nó cũng không có MU-MIMO.
MU-MIMO là gì và vì sao bạn cần có nó?
Nếu SU-MIMO là một người chia bài thì MU-MIMO là một người chia có 4 đôi tay, mỗi đôi tay sẽ làm việc với một người chơi. MU-MIMO cho phép router chia ra từng gói dữ liệu riêng và đưa tới nhiều thiết bị cùng một lúc.
Tưởng tượng bạn đang xem Netflix trên máy tính, còn người yêu thì dùng Skype trên điện thoại. Với SU-MIMO thì video có thể bị giật hoặc giảm chất lượng vì router thường xuyên phải chuyển đổi qua lại giữa hai thiết bị để gửi dữ liệu. Nhưng với MU-MIMO, nó sẽ gửi dữ liệu liên tục cho cả hai người.
Wi-Fi router sử dụng công nghệ MU-MIMO sẽ ngày càng phổ biến
Cần nhớ là MU-MIMO không tăng tốc độ tối đa. Nó chỉ giúp bạn không bị rớt khỏi đường truyền khi kết nối nhiều thiết bị, khiến router không phải làm việc nặng quá sức. Thay vì chia sự chú ý cho từng thiết bị một, nó sẽ phục vụ bạn mọi lúc.
Đây cũng là một giới hạn vì router sử dụng công nghệ MU-MIMO chỉ có các phiên bản 2x2, 3x3 và 4x4, nghĩa là nó chỉ có thể phục vụ luồng dữ liệu giữa 2, 3 và 4 thiết bị. Nếu router của bạn hỗ trợ MU-MIMO 4x4 thì khi dùng 6 thiết bị, router sẽ phải chia luồng dữ liệu và biến nó thành SU-MIMO.
Một điểm trừ khác là tín hiệu của MU-MIMO chỉ hoạt động trên thiết bị có thể giải mã được giao thức 802.11ac. Điều này sẽ không còn đáng lo khi trong vài năm nữa 802.11ac trở nên phổ biến hơn nhưng hãy nhớ là các thiết bị cũ sẽ không tận dụng được công nghệ này.
Xem thêm:
- Tại sao Google đang "chôm" ý tưởng của Apple?
- HTC-SD750 là máy quay 3D tiếp theo của Panasonic
- Tại sao năm 2013 là năm của đồng hồ thông minh
- Bước đi tiếp theo của Huawei tại Việt Nam
- VivoWatch là smartwatch tiếp theo của Asus?
- Tại sao video của bạn không thu hút người xem?
- Tại sao chúng ta ngáp? Ngáp có lây không?
-
Cách sửa lỗi Windows 10 không thể khởi động do thiếu driver hệ thống, mã 0xc0000221
-
Cách chụp ảnh hiệu ứng bầm mắt trên Instagram
-
Đánh giá TP-Link Archer AX6000: Router WiFi nhanh như chớp
-
Cách check in online Vietjet trên điện thoại
-
Những câu tỏ tình bá đạo và siêu hài hước chỉ có ở dân luật
-
Cách lên đồ Diana DTCL mùa 4, build Diana mùa 4.5
-
Sự khác biệt giữa IIOT và IOT
-
Tại sao cần sao lưu dữ liệu doanh nghiệp?
-
Signal là gì?
-
Cách hoạt động của Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam
-
Sạc không dây là gì? Nó nhanh hơn hay chậm hơn sạc dây? Danh sách smartphone Android hỗ trợ sạc không dây
-
DHCP hay Giao thức cấu hình host động là gì?